
Mình tổng hơp lại đây một số câu hỏi thường gặp của các bạn khi tìm hiểu du học Đức nhé để các bạn tham khảo.
-
Thi APS.
Tất cả ứng viên từ Việt Nam đều phải thi APS (trừ RMIT, và một hai chương trình liên kết khác). Chương trình chất lượng cao của FTU dù học tiếng Anh vẫn phải thi APS nhé.
APS chỉ quan tâm đạt hay ko đạt, kết quả gut hay sehr gut không có ý nghĩa gì với việc nộp hồ sơ vào trường.
2. Miễn học phí.
Tất cả các chương trình của Đức đều miễn học phí, chỉ trừ ở bang Baden-Wutternberg là thu học phí 1,500euro/ học kỳ. Tính ra là vào 6,000 euro trong 2 năm.
Các bạn đừng nghĩ rằng Đức miễn học phí thì là dễ nhé, đó là do chính sách của người ta. Còn muốn apply vào trường top của Đức hay đi học đúng chuyên ngành --> ko dễ chút nào đâu.
3. Có cần học tiếng Đức không?
Các bạn có thể apply chương trình học bằng tiếng Anh, yêu cầu đầu vào thường là 6.5-7.0 tuỳ theo từng trường.
Các bạn có thể không cần biết tiếng Đức vẫn học và xin việc được, nhưng luôn khuyến khích học tiếng Đức cơ bản từ khi ở VN để có thể giao tiếp cơ bản khi đi học. Có một cái hơi nực cười là các bạn nói học tiếng Đức khó --> chọn đi Phần Lan, Thuỵ Điển rồi đủ kiểu, ủa, chứ mấy nước đó không nói tiếng Phần Lan Thuỵ Điển chắc. Note là nếu dựa theo điểm IELTS thì dân Đức có điểm IELTS cao nhất nhé LOL 

4. Có học bổng không?
Không có. Đức đã miễn học phí rồi, cho nên không có cho sinh hoạt phí hay cái gì đâu. Ở VN các bạn cũng tiêu tiền rồi mà. Trừ khi được nhận vào trường rồi, thì sẽ có một số học bổng này kia hỗ trợ cho vài trăm euro một tháng thêm nữa. Nhưng cái này là phải được nhận vào và theo trường.
Học bổng chính phủ (trợ cấp mọi thứ, từ vé máy bay đến bảo hiểm và sinh hoạt phí) thì có học bổng DAAD.
5. Đi làm thêm.
Các bạn được làm thêm 240 ngày nếu làm bán thời gian và 120 ngày nếu làm toàn thời gian theo luật. Thường các bạn vừa học vừa làm đi làm thêm cũng kiếm được khoảng 400-500 euro một tháng để chi trả cho sinh hoạt phí.
6. Chứng minh tài chính
Chỉ phải chứng mìn 853 eoru/tháng * 12 tháng vào một tài khoản đóng băng tại VietinBank hay DeutschBank để làm sinh hoạt phí cho cả năm học tại Đức. Ngoài ra, không phải chứng minh đất đai thu nhập nhà cửa gì cả.
7. Sinh hoạt phí
Tuỳ theo vùng, rẻ thì chỉ khoảng 500 euro, đắt hơn có khi đến 800-1000 euro, tuỳ theo thành phố cũng như mức chi tiêu của các bạn.
8. Cơ hội nghề nghiệp.
Các bạn được ở lại Đức 18 tháng sau khi tốt nghiệp để xin việc. Nói chung, Đức là nơi có nhiều tiềm năng nghề nghiệp nhất rồi, không kiếm được việc ở Đức thì đừng mơ mộng chuyện lên Bắc Âu hay đi đâu kiếm việc hết các bạn ạ.
9. Chuyện học ngành Economics
Cái này dành riêng cho các bạn khối ngành kinh tế. Trước giờ đa số sinh viên Vn đi học Master Economics/Economics Policy tại mấy trường quen thuộc cho sinh viên VN apply nhu Jena hay blah. Nói chung là, ngành Economics là ngành rất dễ vào, và vào trường top là đằng khác (kiểu như không quá khó để vào U of Cologne cho ngành Economics). Nhưng để xin việc các ngành Finance/ Business/Management với bằng Economics thì lại khó nhé. Nói chung, cái gì dễ đi dễ vào thì lại khó lúc ra xin việc.
10. Yêu cầu tuyển sinh.
Với các trường nhóm kinh tế kinh doanh v.v, GPA và GMAT là hai yếu tố quyết định (ngành Economics ko cần GMAT). Muốn vào top đầu như Mannheim hay Cologne hay Goethe, GPA cần phải ít nhất cũng 8.0 (thường là 8.5+), và GMAT 680+ (cũng có ngoại lệ nhưng không nhiều). Còn nếu GPA chỉ khoản < 8 và GMAT < 650 --> đừng tốn tiền tốn sức lấy trứng chọi đá với mấy trường top.
GPA < 7.5 là nhóm red flag khi nộp hồ sơ Đức, thường nếu không biết apply --> sẽ đi học Economics một trường nào đó.
Với các trường kỹ thuật, hiện chỉ cần IELTS, trong tương lai có thể sẽ đòi thêm GRE mà chưa biết khi nào.
Nếu GPA thấp và IELTS thấp, thì tốt nhất đừng nên nghĩ chuyện đi học master ở Đức để nhập cư này nok --> các bạn nên chọn đi Canada và qua chương trình CES.
11. IELTS cao có giúp hồ sơ mạnh hơn không?
Không. IELTS chỉ cần đủ 7.0 để nộp cho trường là được. Các bạn có được 8.0 hay 8.5 cũng không khác gì hết.
12. Khi GPA thấp thì có thể dùng gi để kéo lên?
Nếu là các ngành Business --> điểm GMAT cao sẽ là lợi thế (GMAT cao có nghĩa là khoảng 680+, còn nếu 700+ thì sẽ tốt hơn). Tuy nhiên, nếu GPA quá thấp (dưới 7.0) thì GMAT cao cũng không kéo lên được quá nhiều. Nói chung, cái này tuỳ theo từng hồ sơ, nhưng đánh giá chung là vậy.
--> Liên hệ tư vấn du học MBA tại Đức với VietAccepted