Đây là một câu hỏi sẽ gây tranh cãi với nhiều người. Có nên kể cho adcom mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn đúng của mình hay là kể câu chuyện có thể giúp mình vào được trong trường. Mỗi người sẽ có những lời khuyên khác nhau. Vậy chính xác là như thế nào?
Lý do cụ thể nhất là mỗi người chỉ apply với 1 câu chuyện vào trường. Và toàn bộ kinh nghiệm của người đó cũng như success hay failure của việc apply là dựa trên kinh nghiệm này. Vì vậy bạn viết đúng mục tiêu của mình sẽ cho là phải viết còn bạn mà có sự thay đổi câu chuyện lại cho rằng như mình mới là hợp lý. Đây là điều vốn dĩ không có đúng hay sai.
Nhưng có một điều các bạn cần nắm là có khoảng 70% các bạn sinh viên MBA sẽ theo đuổi các mục tiêu nghề nghiệp khác với những gì được viết trong bài luận. Đây là một con số khá cao, source chính xác mình không nhớ, nhưng hình như là từ data của MIT Sloan. Vậy nếu mọi người đều đổi nhiều thì tại sao trường lại bắt các bạn phải liệt kể short term goals và long term goals của mình khi viết luận và phỏng vấn?
Lý do là bởi vì trường muốn nhận những ứng viên luôn có mục mục tiêu và lộ trình cho cuộc đời mình. Mục tiêu có thể thay đổi, nhưng thói quan lên kế hoạch là một việc quan trọng trong cuộc sống để có thể giúp tăng khả năng thành công của chúng ta lên cao.
Tuy nhiên, không phải mục tiêu nào của bạn cũng nên viết đúng vào bởi vì mỗi người đều có hạn chế của mình và không phải cứ. muốn là được. Ví dụ nhé: bạn học Đh ở Việt Nam, sau đó làm việc ở Việt Nam --> bạn apply vào 1 trường top 20 hoặc 30 của Mỹ với mục tiêu sau này sẽ vào Goldman Sachs làm IB hoặc vào McKinsey làm Consulting --> Vấn đề ở đây là có thể lịch sử chưa có 1 sinh viên Châu Á nào, hoặc cụ thể là VN đi, ở trường bạn làm được điều này thì trường sẽ có khả năng cho đây là một mục tiêu không thực tế. Và khi trường cho rằng mục tiêu của bạn không phù hợp với trường thì khả năng nhận thư từ chối sẽ rất cao. Do đó, Goals ở đây sẽ không phải là các bạn nói dối nhưng cần phải điều chỉnh lại mục tiêu của mình. Cái này cũng giống như trong cuộc sống mà thôi, bạn muốn vào BS Đa Khoa – ĐH Y Hà Nội nhưng sức học của mình không thi được 28 29 điểm thì chúng ta sẽ cần điều chỉnh lại chuyên ngành có điểm thấp hơn hoặc chọn trường Y khác mà điều đầu vào thấp hơn.
Bài học và kinh nghiệm là gì --> Các bạn có thể liên hệ sinh viên hoặc cựu sinh viên của trường, chia sẻ goals của mình để nhờ họ đánh giá và góp ý xem có phù hợp không? Những comments này sẽ cực kỳ có ích để bạn có được một góc nhìn đúng nhất và mục tiêu của mình.