Nếu 30+ & độc thân thì có nên đi học MBA không?

Hưng viết note này chia sẻ lại một số góc nhìn về vấn đề các chị/em rất hay quan tâm đó là

Nếu 30+ & độc thân thì có nên đi học không?

Những phân tích này dựa theo phân tích trải nghiệm của mình với các khách hàng là những người 30+ chon đi học MBA. Tổng kết một số kịch bản chung của mọi người

  • Sự nghiệp đang tốt, nhiều cơ hội thăng tiến
  • Công việc cũng được, thấy ổn, nhưng thấy chán
  • Công việc có vẻ đi vào quỹ đạo và không có tiến triển, muốn thay đổi
  • Và nhiều kịch bản khác.

Bỏ qua các lý do mang tính chất mẫu mực của việc đi học thì thực ra cái này cũng khó mà đưa ra quyết định chính xác cuối cùng được. Bởi cái gì cũng có hai mặt của nó hết, có ưu điểm cũng như nhược điểm. Câu chuyện cuối cùng là chúng ta chọn cái gì mà thôi. Nhưng mình xin khẳng định là trước giờ mình cũng đã làm tư vấn du học cho rất nhiều người là nhóm các chị 30+ & độc thân đi học rồi, và tất cả đến giờ đều rất hạnh phúc với lựa chọn đó.

1- Thêm nhiều trải nghiệm mới

Từ VN ra nước ngoài học MBA sẽ là một trải nghiệm mới, di nhiên, đây phải là các chương trình MBA tốt, không chỉ kiến thức mà kỹ năng, văn hoá, v.v đều là những điểm highlights của các chương trình MBA tốt.

Không phải đi học MBA là sẽ thành công, sẽ trở thành CEO hay C-suite gì hết, bởi đó cũng ko phải là mục tiêu của họ. Họ cần trải nghiệm mới – muốn có 2 năm đi học sẽ là những năm tháng trải nghiệm thực sự để bản thân tốt hơn và thấy mình trưởng thành hơn, cũng như là “break the rules” 😀

Có một khách hàng của mình đi học khi ngoài 30 và bạn có chia sẻ rằng thực sự sau khoảng 10 năm đi làm bạn cảm thấy bị stuck và khá tù túng, luôn muốn có một cú hích lớn và có sự thay đổi. Bạn cảm thấy ở 30 tuổi để mà lên được vị trí cao còn rất xa nhưng learning curve của bạn ở công ty lại không còn nhiều nữa, nhảy qua nhảy lại các công ty cũng làm cùng việc như nhau. Do đó, đi học MBA là một cách để bạn refresh lại cuộc sống của mình. 

2- Vấn đề chi phí

Đây cũng là vấn đề mọi người quan tâm nhiều do chi phí đi học + sinh hoạt phí thường là rất cao. Và không dễ làm liều đánh đổi khi mọi người thay đổi & bắt đầu khá muộn. Ở VN thì đi làm đều đều thường giỏi lắm độ chục năm tiết kiệm chắc được khoảng 1 tỷ là nhiều (dĩ nhiên mình bỏ qua nhiều siêu sao top 1-2% khác, mình nói mặt bằng chung thôi). Tiền đó chắc đủ tiền học một năm MBA, chưa tính sinh hoạt phí đủ kiểu. Sơ sơ thì học phí MBA ở Mỹ khoảng 130-150k/ 2 năm và khoảng 30-40k cho sinh hoạt phí 2 năm nữa.

Chính vì thế, thường thì 30+ các chị sẽ chọn giải pháp: học trường nào mà có thể cho nhiều tiền nhất mà chất lượng cũng là ổn (mà thường toàn là lam sao ít nhất 100% học phí, sau đó thêm GA 10-15k/ học kỳ càng tốt). => Và đó là lý do họ sẵn sàng bỏ ra vài ngàn để thuê dịch vụ tư vấn cua VietAccepted để giúp mình thu về con số hơn trăm ngàn $ (sorry for this shameless advertisement haha). 

Mình nghĩ lúc này việc chọn trường top cao nhưng ít học bổng hay top thấp hơn nhưng nhiều học bổng sẽ là ưu tiên cá nhân của mỗi người hơn. Không có công thức nào chung cho tất cả.

3- Học SAT

Cái này là ải gian nan nhất, và thương là lộ trình ôn thi phải độ 1 năm. Cũng có nhiều người rất xuất sắc, ôn vài tuần là thi đat điểm rồi, nhưng thường đa số thì sẽ là cần cù bù lại tuổi già =)) Học chầm chậm đều đều để cải thiện điểm. Vừa là đã cả chục năm không học hành gì cả, vừa là học Toán lại nữa.

Do đó, lúc này các bạn sẽ cần kỷ luật để làm sao có thể học tập mỗi ngày và cũng làm sao để thay đổi mindset của mình cho phù hợp với bài thi SAT nữa. Khi đi làm hơn 10 năm rồi thì mình có xu hướng sẽ trở nên cứng nhắc và prejudiced hơn nên nhiều khi làm bài sẽ chọn đáp án theo việc “mình nghĩ là đúng” chứ không phải là theo việc “người ra đề nghĩ là đúng”.

4- Chọn học cái gì

Về cơ bản đa số chọn học MBA thôi bởi để học thêm nhiều về soft skills cũng như thinking & network, bởi cả chục năm đi làm thì technical skills của mọi người đã là quá đủ rồi. Mình thấy MBA sẽ phù hợp hơn rất nhiều so với các chương trình Master thì MSc sẽ học kiến thức chuyên sâu hơn trong khi mọi người lúc này sẽ cần cải thiện problem-solving skills hay presentation và networking skills hơn là kiến thức nữa.

5- Chuyện gia đình

Thực ra thì, đa số 30+ ở VN mà chưa lập gia đình thì có khi ở lại tiếp cũng khó lập gia đình nhưng mà đi nước ngoài học thì cơ hội để quen + kết hôn lại tăng hơn rất nhiều á. Ở Vn thì có khi ngoài 25 bố mẹ đã cho là ế rồi, nhưng ở nước ngoài ví dụ như Đức hay Mỹ thì tuổi kết hôn trung bình toàn 32, 33 gì đó. Mà nhiều khi cái gu của tụi nước ngoài nó cũng lạ nữa, nên ở VN nhiều lúc FA mà ra nước ngoài lại thành hàng độc & lạ. Gì chứ mình thấy nhóm các chị 30+ đi học xong rồi lấy chồng nước ngoài khá nhiều và rất nhiều người kết hôn với MBA classmates của mình hoặc là một ai đó học graduate schools khác trong trường.

Tuy nhiên, cũng nói thêm một điểm là thường tụi MBA ở Mỹ khá trẻ, chắc khoảng 26,27 cho nên thường mọi người sẽ quen và lập gia đình sau khi tốt nghiệp nhiều hơn. 

Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thêm insights cho việc có nên đi hoc khi đã 30+ và độc thân không 😀

Cuối cùng, nếu ai đang tìm hiểu du học và muốn có phân tích và định hướng chi tiết hơn, có thể tham khảo dịch vụ 1hr strategic consulting của VietAccepted nhé