CHUYỆN APPLY HỌC MBA Ở MỸ
Nhân một ngày rảnh rỗi trước khi nhập học xin được viết vài dòng chia sẻ về quá trình nộp hồ sơ để đi học MBA ở Mỹ, cũng là để ghi nhớ quá trình chuyển hóa từ chàng nhân viên bán bia nghèo sang chàng sinh viên MBA (cũng vẫn nghèo ) ở xứ sở cờ hoa.
1. TẠI SAO MBA?
Đây là câu hỏi mình được nghe nhiều nhất và cũng là câu xuất hiện dày đặc quanh các bài luận cũng như phỏng vấn với trường. MBA đến với mình cũng khá tình cờ, vì dự định ban đầu của mình không phải là MBA mà thật ra chỉ là muốn học một cái gì đó mới để thay đổi môi trường làm việc quen thuộc bấy lâu. Tới khi còn một tháng là đến hạn chót nộp hồ sơ vào trường mình mới chuyển sang nộp vào MBA. Hai yếu tố chính khiến mình quyết định MBA là khả năng chuyển hướng công việc sang ngành khác và các mối quan hệ có được trong chương trình (sinh viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp,…). Ngoài ra một số điểm cộng mà nhiều người cũng đánh giá cao là hệ thống chương trình đào tạo các kỹ năng (lãnh đạo, giao tiếp,…) khá tốt, cơ hội gia tăng thu nhập sau khi tốt nghiệp cũng như cơ hội làm việc ở các quốc gia phát triển (Mỹ, Anh,…). Mỗi người sẽ có một số ưu tiên nhất định nên mình nghĩ khi quyết định theo học cần cân nhắc xem chương trình MBA có thật sự phù hợp với mình không, hơn là chạy theo xu hướng, vì nếu không chứng minh được MBA phù hợp với bản thân thì có thể đã rớt ngay từ vòng gửi xe rồi
2. QUÁ TRÌNH NỘP HỒ SƠ:
Có thể chia làm 3 bước: chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, phỏng vấn, và nếu may mắn sẽ đến bước 4 là chọn trường
– Chuẩn bị hồ sơ: IELTS và SAT. IELTS thì mức tối thiểu là 7.0 hoặc 7.5 tùy trường, đây chỉ là phần phụ nên mình nghĩ không cần đầu tư nhiều thời gian để tăng điểm, vì điểm cao hay thấp không ảnh hưởng đến hồ sơ. Việc còn lại là tập trung thời gian cho SAT. Theo kinh nghiệm bản thân với một người có học lực ở mức trung bình như mình thì nên giành ít nhất 150 – 200 giờ để học SAT, tương đương 3 – 6 tháng, mỗi tuần nên học khoảng 8 – 10 tiếng trở lên, nếu học ít quá sẽ dễ quên và không hình thành được kỹ năng phản xạ. Dự phòng thêm thời gian để thi lại nữa thì nên bắt đầu học SAT trước khi nộp hồ sơ từ 6 – 9 tháng, nếu có thêm thời gian nữa thì tốt. Nếu có khả năng tự học thì có thể tham khảo tài liệu từ Official Guide và nghiên cứu thêm từ Gmatclub hoặc Manhattanprep. Nếu muốc học trực tiếp cho dễ tiếp thu thì có thể tham khảo trung tâm VietAccepted của người thầy giáo (hay than) nghèo Le Quang Hung =)), điểm cộng ở đây là hệ thống bài giảng sắp xếp khoa học dễ tiếp thu và một kho bài giảng bài tập online có thể học thêm ở nhà ngoài giờ lên lớp.
– Nộp hồ sơ: hồ sơ gồm Resume, Thư giới thiệu và bài luận. Điểm chung của ba phần này là làm sao thể hiện được con người mình và tại sao mình phù hợp với chương trình của trường. Cần lưu ý là cả ba phần này phải làm sao nhất quán được với nhau, và “show” được bản thân nhiều nhất có thể, có thể là thông qua Resume chứng minh được Critical thinking của mình, còn thông qua bài luận chứng minh được kỹ năng lãnh đạo,… Một số bạn ghi vào Resume kỹ năng giao tiếp rất tốt nhưng trong phần Thư giới thiệu lại bị bóc phốt là không làm việc được với các phòng ban khác nhau trong công ty thì chắc chắn sẽ bị trường đặt ra dấu chấm hỏi lớn.
– Phỏng vấn: sau khi đã nộp hồ sơ rồi thì chờ đợi một chiếc mail hẹn phỏng vấn. Cũng chỉ là những câu hỏi quen thuộc giống phỏng vấn xin việc như hỏi về bản thân, câu hỏi tình huống, một số trường sẽ có thêm phần case. Lưu ý ở đây là phải tập nói chuyện trôi chảy, lên danh sách các câu hỏi và chuẩn bị sẵn hết tất cả theo dàn ý, các câu hỏi tình huống nên trả lời theo cấu trúc STAR để người phỏng vấn hiểu rõ câu chuyện vầ bản thân cũng không bị sót ý. Và một lần nữa phỏng vấn cũng như phần hồ sơ phải nêu bật được các điểm mạnh của bản thân và nhất quán với câu chuyện mình đã xây dựng từ phần hồ sơ.
– Chọn trường: đây là phần khó khăn mà có lẽ ai cũng muốn được trải nghiệm . Tới lúc này sẽ là phần cân nhắc giữa trường mình thích, ranking và học bổng. Thường thì trường có thứ hạng cao sẽ có ít học bổng hơn. Thường các trường sẽ có liên kết với ngân hàng để cho vay tối đa bằng với chi phí học (tiền học + ăn ở) với mức lãi suất 5-10% không cần tài sản thế chấp nên với các bạn có tài chính thấp mà muốn học trường tốt thì đây cũng là một phương án.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn cũng may mắn là mình tìm được đúng người hướng dẫn, đó là again, anh Hưng của Vietaccepted. Thật sự lúc đó mình thấy khá mông lung về bản thân, người gì mà không có điểm mạnh gì . Cũng nhờ anh Hưng đã mò mẫm mót chút điểm mạnh và xây dựng thành một câu chuyện xuyên suốt trong hồ sơ mình. Phần phỏng vấn là phần khó nhằn với đứa kém tiếng Anh như mình nên phải được dợt qua 7-8 lượt mock interview mới tạm ổn để phỏng vấn với trường. Với những bạn đã có hồ sơ tốt sẵn rồi thì không phải vấn đề, nhưng với những bạn chưa thật sự tự tin và muốn gia tăng cơ hội và số tiền học bổng thì có thể cân nhắc. Với mình thì đây là khoản đầu tư có ROI cao ngút ngàn (mình được admit tất cả các trường và mức học bổng đều từ 60% trở lên) nên vẫn cảm thấy đây là quyết định rất đúng đắn.
Bài viết tới đây cũng dài rồi, ai lỡ đọc tới đây thì em xin cảm ơn =)) Em lại chuẩn bị cho hành trình mới hứa hẹn nhiều thử thách sắp tới. Chúc cả nhà nhiều sức khỏe và an toàn qua mùa dịch bệnh!